TPM 4.0 (Total Productive Maintenaince) – bảo trì năng suất toàn diện 4.0 được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp trên toàn thế giới. TPM 4.0 giúp các doanh nghiệp khai thác tối đa nguồn lực sẵn có như: công nghệ, thiết bị, con người… nhằm đạt được hiệu quả sử dụng thiết bị cao nhất, kiểm soát hệ thống toàn diện, ổn định và một môi trường làm việc tốt, an toàn, không có sự cố dừng máy, không phế phẩm, không hao hụt, không tai nạn. Doanh nghiệp áp dụng TPM sẽ phát huy tối đa hiệu suất sử dụng máy móc và nâng cao năng suất lao động
MỤC ĐÍCH KHÓA HỌC:
- Xác định được vai trò, chức năng của công tác quản lý bảo trì trong hoạt động sản xuất
- Ứng dụng các hiểu biết về các hệ thống bảo trì và hoạt động cắt giảm lãng phí trong hoạt động bảo trì cụ thể tại nhà máy
- Giám sát Chi phí bảo trì hiệu quả, Tồn kho phụ tùng hiệu quả
- Đánh giá được độ tin cậy, Chỉ số sẵn sàng, tính toán được hiệu xuất sử dụng thiết bị
- Lập và triển khai thực hiện kế hoạch bảo trì hiệu quả.
- Ứng dụng thiết lập các biểu mẫu trong việc theo dõi quản lý và sửa chữa dự phòng.
NỘI DUNG KHÓA HỌC:
Phần 1. Có phải chúng ta đang bỏ qua thiết bị của mình
- Thiết bị của Công ty có bị bào mòn, rò rỉ và "bóc lột"?
- Những thực hành và tâm thế nguy hiểm với thiết bị
- Hãy chuyển đổi tâm thế và cách tiếp cận
- Bài tập và Thảo luận về thực trạng quản lý thiết bị
Phần 2. Hiệu suất tổng thể thiết bị (OEE)
- 6 Tổn thất lớn với hiệu suất thiết bị
- 03 Hệ số thiết bị và Hiệu suất tổng thể thiết bị (OEE)
- Thiết lập và vận hành hệ thống Đo lường Hiệu suất tổng thể thiết bị
- Thảo luận và thực hành xác định và cải tiến OEE
Phần 3. Các hình thức bảo dưỡng thiết bị
- Bảo dưỡng thụ động
- Bảo dưỡng phòng ngừa
- Bảo dưỡng dự báo
- Bảo dưỡng năng suất tổng thể
- Thảo luận về thực hành bảo dưỡng thiết bị tại các doanh nghiệp
Phần 4. Các giai đoạn triển khai Bảo trì năng suất tổng thể
- Giai đoạn chuẩn bị
- Giai đoạn giới thiệu
- Giai đoạn thực hiện: Phục hồi thiết bị - Đo lường tổn thất – Loại bỏ tại nguồn – Cải tiến thiết kế
- Giai đoạn duy trì, củng cố
- Bài tập và Thảo luận về triển khai TPM trong doanh nghiệp
- Tổng hợp nội dung ngày thứ nhất
Phần 5. 8 cột trụ cơ bản của Bảo trì năng suất tổng thể
- Bảo dưỡng tự trị (AM)
- Cải tiến có trọng tâm (FI)
- Bảo dưỡng theo kế hoạch (PM)
- Đào tạo và huấn luyện
- Điều hành thiết bị mới (EM)
- Chất lượng trong bảo dưỡng (QM)
- TPM trong văn phòng
- An toàn và môi trường
- Bài tập và Thảo luận về Bảo dưỡng tự trị trong doanh nghiệp.
Phần 6. Hoạch định linh kiện và phụ tùng
- Hoạch định nhu cầu
- Quản lý kho bảo dưỡng
- Bài tập và Thảo luận nhóm về hoạch định linh kiện và phụ tùng
Phần 7. Quản lý chi phí bảo dưỡng thiết bị
- Các thành phần chi phí bảo dưỡng thiết bị
- Tiếp cận và phương pháp hoạch định và quản lý chi phí bảo dưỡng thiết bị
- Bài tập và Thảo luận nhóm về hoạch định và quản lý chi phí thiết bị
- Đánh giá và tổng kết khóa đào tạo
ĐỐI TƯỢNG THAM DỰ: Giám đốc Sản xuất; Quản lý nhà máy; Quản lý thiết bị; Kỹ thuật sản xuất; Quản đốc, Tổ/ đội trưởng.
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Lớp học được phân chia theo nhóm nhỏ học viên để thảo luận và chia sẻ. Phương pháp đào tạo nhấn mạnh đến việc học viên làm trung tâm dựa trên các bài tập tình huống, video clip, trò chơi... Phương pháp không đặt nặng tính lý luận, giáo điều. Giảng viên trình bày lý thuyết ngắn gọn, học viên cần tham gia tích cực trong các bài tập ngắn. Sau mỗi phần trình bày của các nhóm học viên, giảng viên gợi ý để điều chỉnh giải pháp và đúc kết những bài học nhỏ theo từng đề mục.
Chuyên gia sử dụng các phương pháp đào tạo sau đây để chuyển tải nội dung khóa học: Thảo luận mở (Open discussion); Nghiên cứu tình huống (Case study); Bài tập tự đánh giá (Self-assessment); Thuyết giảng ngắn đề tài thực tế (Mini-lecture)
TÀI LIỆU: Lưu hành nội bộ
Nội dung khóa học có thể được điều chỉnh theo yêu cầu của doanh nghiệp.